Người hùng World Cup 1970 không phải Pele

Logo Bongda.Com.Vn

checkdevice: Desktop

Mới nhất:

Garnacho gọi Romero là trung vệ hay nhất thế giới sau trận thua Tottenham Guglielmo Vicario: Bức tường thành chặn đứng Quỷ đỏ Những quyết định gây tranh cãi của Amorim ở chung kết Europa League CAHN nhận thưởng khủng dù chỉ về nhì tại Shopee Cup Nâng cúp vô địch, HLV Postecoglou lên tiếng về việc "bị coi thường" Tottenham đăng quang Europa League, Postecoglou giữ trọn lời hứa vô địch Sau trận thua Europa League, Bruno Fernandes cân nhắc rời Manchester United Garnacho vào sân muộn không cứu nổi Man Utd, Ferdinand chỉ đích danh Amorim Roy Keane: Man United quá dễ bị đánh bại, thiếu cả kế hoạch lẫn chất lượng MU còn giữ kiên nhẫn với Amorim đến khi nào? Hành vi phi thể thao của trợ lý Buriram United gây phẫn nộ CHÍNH THỨC! Barca "trói chân" Hansi Flick đến 2027 Trận chung kết CAHN - Buriram gây bão dư luận CĐV Đông Nam Á Nunez đang trên đường rời Liverpool? Chuyển nhượng sáng 22/5: Arsenal chớp thời cơ mua Rodrygo; Liverpool tranh Williams với Real Barcelona "trói chân" Hansi Flick: Nước cờ khôn ngoan sau mùa giải ăn ba lịch sử Lỡ chung kết C1, HLV TP.HCM thừa nhận đối thủ tận dụng cơ hội tốt CAHN thất bại, nhưng Nguyễn Filip vẫn xứng đáng với những lời khen ngợi Chelsea trước bài toán Nkunku: Lương cao, hiệu suất thấp thúc đẩy khả năng ra đi Rõ thời điểm Lucas Vazquez chia tay Real Madrid
Garnacho gọi Romero là trung vệ hay nhất thế giới sau trận thua Tottenham Guglielmo Vicario: Bức tường thành chặn đứng Quỷ đỏ Những quyết định gây tranh cãi của Amorim ở chung kết Europa League CAHN nhận thưởng khủng dù chỉ về nhì tại Shopee Cup Nâng cúp vô địch, HLV Postecoglou lên tiếng về việc "bị coi thường" Tottenham đăng quang Europa League, Postecoglou giữ trọn lời hứa vô địch Sau trận thua Europa League, Bruno Fernandes cân nhắc rời Manchester United Garnacho vào sân muộn không cứu nổi Man Utd, Ferdinand chỉ đích danh Amorim Roy Keane: Man United quá dễ bị đánh bại, thiếu cả kế hoạch lẫn chất lượng MU còn giữ kiên nhẫn với Amorim đến khi nào? Hành vi phi thể thao của trợ lý Buriram United gây phẫn nộ CHÍNH THỨC! Barca "trói chân" Hansi Flick đến 2027 Trận chung kết CAHN - Buriram gây bão dư luận CĐV Đông Nam Á Nunez đang trên đường rời Liverpool? Chuyển nhượng sáng 22/5: Arsenal chớp thời cơ mua Rodrygo; Liverpool tranh Williams với Real Barcelona "trói chân" Hansi Flick: Nước cờ khôn ngoan sau mùa giải ăn ba lịch sử Lỡ chung kết C1, HLV TP.HCM thừa nhận đối thủ tận dụng cơ hội tốt CAHN thất bại, nhưng Nguyễn Filip vẫn xứng đáng với những lời khen ngợi Chelsea trước bài toán Nkunku: Lương cao, hiệu suất thấp thúc đẩy khả năng ra đi Rõ thời điểm Lucas Vazquez chia tay Real Madrid

Người hùng World Cup 1970 không phải Pele

BongDavnw.comTổng thống Medici đầu tư hàng triệu USD để đảm bảo ĐTQG Brazil có sự chuẩn bị tốt nhất cho World Cup 1970. Không có ông, Pele đã không góp mặt tại giải đấu.

Chọn ra cầu thủ hay nhất lịch sử còn phải bàn cãi. Còn đội bóng hay nhất lịch sử vẫn có đáp án: ĐTQG Brazil vô địch World Cup 1970, với Pele là cánh chim đầu đàn và cầu thủ hay nhất giải đấu, góp công vào 14 trong 19 bàn thắng (trong 6 trận) cho Brazil.

Đội hình này hay đến từng vị trí. HLV Zagallo luôn tung vào sân cùng lúc 5 cầu thủ tấn công Pele, Gerson, Tostao, Jairzinho, Rivelino. Họ đều là những số 10 trong CLB bản thân thi đấu. Dù vậy, cả đội chơi vẫn cân bằng, nhịp nhàng như một bản nhạc tuyệt vời. Như tiền vệ phòng thủ Clodoaldo còn có kỹ thuật điêu luyện, rê bóng qua 4 cầu thủ Italy trong bàn ấn định tỷ số 4-1 cho Brazil ở trận chung kết.

Vậy mà suýt nữa Pele không có trong danh sách đến Mexico dự giải. Điều này được tác giả Jon Spurling kể lại trong cuốn sách “Death or Glory: The Dark History of the World Cup” viết về những chuyện hậu trường xung quanh các đội bóng lớn ở các kỳ World Cup. Huyền thoại Pele vừa qua đời ngày 29/12/2022 tại Sao Paulo, Brazil.

Tổng thống phải đứng ra xin cho Pele

Trước khi Zagallo nắm quyền, HLV ĐTQG Brazil là ông Saldanha, người không ưa Pele, viện cớ cầu thủ không đủ thể lực và thị lực có vấn đề nên gạt khỏi danh sách các trận đấu loại và giao hữu. Ông Saldanha là cây viết bình luận thể thao trên báo, luôn chỉ trích các cầu thủ, HLV và CLB. Duy nhất một lần ông làm HLV là với CLB Botafogo trong 2 năm 1957 đến 1959 rồi nghỉ, quay lại làm phóng viên tiếp.

Hình ảnh Tổng thống Medici sau khi Brazil giành cúp vàng năm 1970 nhiều ngang ngửa với Pele.

 Hình ảnh Tổng thống Medici sau khi Brazil giành cúp vàng năm 1970 nhiều ngang ngửa với Pele.

10 năm sau, tháng 4/1969, Chủ tịch LĐBĐ Brazil, ông Havelange đặt Saldanha vào ghế HLV ĐTQG Brazil, với lý do “các báo không chê bai ĐTQG nữa nếu đưa một người đồng nghiệp của họ huấn luyện”.

Nhưng thành tích của Saldanha không tồi, Brazil thắng 10 trận, thua 1 trận trong 11 trận ông dẫn dắt. Đó là lý do không thể loại bỏ Saldanha dễ dàng. Tổng thống Medici phải năn nỉ Saldanha gọi lại Pele.

Emilio Garrastazu Medici là tướng quân đội, lên Tổng thống Brazil cuối tháng 10/1969. Để củng cố quyền lực, Medici áp đặt kiểm duyệt với báo chí quốc gia. Medici muốn chiến thắng World Cup để nhận được sự ủng hộ của dân chúng.

Medici đầu tư hàng triệu USD để đảm bảo ĐTQG Brazil có sự chuẩn bị tốt nhất cho World Cup 1970. Ông cử đại úy chuyên gia huấn luyện thể chất quân đội Coutinho tới trung tâm NASA (Mỹ) để nghiên cứu các chương trình đào tạo thể lực cho các phi hành gia tàu Apollo. Coutinho đem về ĐTQG Brazil các phương pháp và máy móc đo lường thể lực mới nhất từ Mỹ.

Chế độ ăn uống được kiểm soát rất chặt. Giày được đặt làm riêng, áo đấu được sản xuất đặc biệt để thoát nhiệt nhanh hơn trong cái nóng. Lúc trước, áo có cổ dễ thấm mồ hôi, sau đó đổi sang áo cổ tròn. Nhìn chung, đội Brazil năm đó là đội có sự chuẩn bị khoa học, chuyên nghiệp, hiện đại nhất. Mùa hè Mexico năm đó rất nóng, các cầu thủ đối phương nhiều lúc đá đi bộ trên sân, thường chơi dưới chân đội Brazil đã được chuẩn bị rất kỹ.

Về sau này, tờ Jornal do Brazil viết: “Chiến thắng với trái bóng tròn của Brazil có thể so sánh với cuộc chinh phục mặt trăng của người Mỹ”. Một số cây bút bóng đá liên hệ giữa bước chân đầu tiên của Neil Armstrong lên mặt trăng và pha lập công ấn định tỷ số 4-1 của Carlos Alberto vào lưới Italy trong trận chung kết. Cả hai đều là những khoảnh khắc mang tính biểu tượng.

Medici gạt HLV Saldanha ra khỏi cuộc chơi

Việc tiếp theo của Medici là lên kế hoạch loại bỏ Joao Saldanha, HLV có bộ mặt cau có, nóng nảy, hút 50 điếu thuốc mỗi ngày và có biệt danh “Joao không sợ ai”, luôn đe dọa đấm các nhà báo chỉ trích ông và gây sự với các HLV khác.

Joao Saldanha (phải), một HLV nhiều cá tính đã muốn gạt Pele ra khỏi ĐTQG Brazil.

 Joao Saldanha (phải), một HLV nhiều cá tính đã muốn gạt Pele ra khỏi ĐTQG Brazil.

Tổng thống Medici công khai khen ngợi tiền đạo Dada Maravilla, một kiểu cầu thủ săn bàn, không hoa mỹ, nhưng luôn “tự hào rằng giỏi hơn bản thân chỉ có Pele, phần còn lại không đáng tính". Một dạng người hay tự gọi bản thân mình bằng ngôi nhân xưng thứ ba. Medici chỉ thị các báo đồng loạt ca ngợi Dada, gây sức ép để Saldanha đưa Dada vào ĐTQG.

Một lần, ông Saldanha từ chối cho cầu thủ đến ăn bữa tối do Medici sắp xếp ở phủ tổng thống, phớt lờ trường hợp Dada. Một tuần sau câu nói trên, Saldanha bị sa thải.

Tháng 3/1970. Zagallo lên thay, Pele và Dada có tên trong ĐTQG. Nhưng sau này, Dada nhận ra mình chỉ là con tốt trong ván cờ Medici truất phế Saldanha. Dada không được Zagallo dùng phút nào suốt World Cup 1970.

Brazil vô địch là cơ hội quảng cáo tuyệt vời cho chính phủ của Medici. Khi kết thúc trận đấu ở Mexico, Medici khoác lên người lá cờ, chạy tung tăng ở quảng trường bên ngoài phủ tổng thống với một quả bóng, và không ít máy quay truyền hình. Hình ảnh Medici lúc đó nhiều ngang với Pele. Kinh tế Brazil đi lên, họ xuất nhiều hàng hóa hơn.

Năm 1973, khủng hoảng dầu lửa thế giới làm phép màu kinh tế Brazil chậm lại. Medici muốn chiến thắng World Cup 1974 để có lại sự ủng hộ của dân chúng. Pele đã giã từ ĐTQG năm 1971. Medici đã dành nhiều tháng trước World Cup 1974 để thuyết phục Pele trở lại. 40 triệu khán giả truyền hình xem Elza Soares dẫn đầu dàn đồng ca hát bài Come Back Pele, Chủ tịch LĐBĐ Havelange viết một lá thư cảm động gửi cho Pele.

Nhưng Pele vẫn từ chối. Đội Brazil chỉ còn Rivelino và Jairzinho đến Đức, ghi được 6 bàn sau 7 trận và giành hạng 4. Medici cũng thôi chức Tổng thống năm 1974. Song phải thừa nhận, nếu không có quyết tâm của Medici, Brazil 1970 không có Pele trong đội hình và không vô địch World Cup.