MỚI NHẤT :
  • Đoạn kết buồn của Kylian Mbappe
  • Thắng chung kết ngược, HLV SLNA nói thẳng mục tiêu
  • Để Thể Công Viettel lội ngược dòng, Nam Định vấp ngã trong cuộc đua vô địch
  • Bỏ lỡ Ruben Amorim là điều tiếc nuối cho Liverpool
  • Barca nên dùng đội hình nào để lấy 3 điểm từ Vallecano?
  • 3 lựa chọn dành cho Dest trong kỳ chuyển nhượng hè này
  • Salah nói lời thật lòng về mối quan hệ với Klopp
  • HLV Khánh Hòa nói gì sau trận chung kết ngược với SLNA
  • Trước ngày chia tay, Klopp thừa nhận sốc về Liverpool
  • Jamie Carragher dự đoán bất ngờ về trận cuối của Arsenal
  • Real nên dùng đội hình nào để làm khách của Villarreal?
  • Chelsea chia tay ít nhất 4 cầu thủ ở trận đấu cuối mùa
  • ĐHTB Premier League mùa này: 'Quái vật' Haaland; 4 sao Arsenal góp mặt
  • ''Casemiro chẳng làm được gì cả''
  • Ngoại binh tỏa sáng phút 90+5, Bình Định thoát thua Hải Phòng
  • M.U cử trinh sát theo dõi trung vệ 70 triệu euro
  • Cảnh tượng trớ trêu của cầu thủ West Ham mượn từ Man City
  • "Bố già" Florentino Perez đích thân giải quyết hợp đồng của Kroos, Modric
  • Chuyển nhượng 18/05: Xong vụ Fernandes, M.U đổi Mount lấy sao Barca; Arsenal - Chelsea tranh bom tấn
  • Newcastle trả giá bèo cho Ramsdale
  • Hóa vàng Chelsea, Pochettino khẳng định đẳng cấp
  • Ngược dòng trong 2 phút, SLNA giành 3 điểm ở trận chung kết ngược
  • NÓNG: Emery muốn chiêu mộ đội trưởng thứ 3 của Chelsea, giá 50 triệu bảng
  • Bị Palmer đánh bại, Mainoo gửi thông điệp
  • Pochettino có muốn Tottenham sẩy chân?
  • Điều kiện để Chelsea đá Europa League mùa tới
  • Số phận có lẽ đã an bài với Arsenal
  • Vì sao Timber vẫn có thể nhận huy chương Premier League?
  • Erik ten Hag lại "hứa suông"
  • CHÍNH THỨC: Premier League công bố Cầu thủ xuất sắc nhất mùa
  • Thái độ dàn sao Arsenal khi Tottenham bại trận
  • HLV Philippines tin đủ sức đánh bại Việt Nam để vào vòng loại thứ 3 World Cup
  • Newcastle tranh mua Ramon Sosa với Chelsea
  • Foden: Cuộc đua vô địch chưa kết thúc
  • Pochettino: "Điều đó là chưa đủ với Chelsea"
  • Hạ CAHN, Lê Huỳnh Đức tiết lộ cách vô hiệu hóa trụ cột tuyển Việt Nam
  • De Zerbi đã chỉ ra điều Man United nên làm với Ten Hag
  • Thống kê trước trận Liverpool vs Wolves: Klopp luôn thắng
  • Arteta lên tiếng "nhờ vả" thầy cũ
  • HLV V-League chỉ ra CLB sẽ lọt vào top 3
  • Bóng đá Pháp khuynh đảo thế giới nhờ ngôi trường Clairefontaine

    14:11 Thứ sáu 03/07/2020 | 2

    Từ năm 1998, người Pháp đã chứng minh cho thế giới thấy họ là nền bóng đá mạnh như thế nào. Từ Zidane đến Henry, từ Benzema đến Mbappe, nước Pháp chưa bao giờ thiếu tài năng.

    Clairefontaine chính là “công xưởng” lớn nhất, ngôi trường kiểu mẫu giúp bóng đá Pháp luôn sản sinh ra các cầu thủ hàng đầu thế giới. Clairefontaine chính là biểu tượng để bóng đá Pháp có thể tự hào, khi so sánh với Brazil, Argentina, Tây Ban Nha hay Đức.

    Zing gửi tới bạn đọc chương nói về đại bản doanh, lò đào tạo trứ danh mang tên Clairefontaine của bóng đá Pháp, trong cuốn sách “Hành trình bóng đá Pháp, từ Zidane tới Mbappe” xuất bản vào cuối tháng 5/2020, của tác giả Matthew Spiro.

    Bóng đá Pháp khuynh đảo thế giới nhờ ngôi trường Clairefontaine - Bóng Đá

    Bên ngoài Clairefontaine, nơi chắp cánh ước mơ cho các cầu thủ trẻ Pháp. Ảnh: Getty. 

    Sự hình thành của Clairefontaine

    World Cup 1998 là bước ngoặt đánh dấu sự vươn mình của bóng đá Pháp. Đất nước này không chỉ lần đầu tiên lên ngôi vô địch thế giới, mà còn sở hữu đội hình và dàn cầu thủ chất lượng bậc nhất, đủ sức tạo ảnh hưởng đến thế giới trong thời gian dài.

    Nước Pháp đã chiếm lĩnh giải đấu được tổ chức trên quê nhà với thế hệ cầu thủ mạnh mẽ, kỹ thuật nhưng cũng thi đấu đầy thông minh.

    Pháp từ trước đó đã được xem như một trong những nền bóng đá lớn và mạnh nhất châu Âu, cùng với Tây Ban Nha, Anh và Đức. Trước năm 1998, họ chưa bao giờ vô địch World Cup.

    Khi người Pháp đăng quang ở giải đấu trên quê nhà, HLV huyền thoại Aime Jacquet gọi đây là chiến thắng của mô hình đào tạo trẻ bóng đá nước nhà.

    Gerard Houllier giờ là giám đốc phát triển bóng đá toàn cầu của Red Bull. Cựu HLV Liverpool đang tiếp tục sống cuộc đời bóng đá của mình trên tư cách nhà hoạch định chiến lược vĩ mô, điều gợi nhớ cho ông về công việc ông từng làm trong một ngôi làng nhỏ, yên tĩnh có tên Clairefontaine 30 năm trước.

    Houllier tự hào: “Chức vô địch World Cup 1998 là kết tinh của kế hoạch được thực hiện 10 năm trước với trung tâm đào tạo có tên Clairefontaine”.

    Trên bản đồ, Clairefontaine giờ là khu phức hợp thể thao, nằm ở thị trấn nhỏ cách Paris 50 km về phía Tây Nam. Không gian xung quanh trung tâm ấy yên tĩnh và thanh bình, với thiên nhiên bao phủ xung quanh, cây cối và những toà lâu đài theo phong cách của thế kỷ XIX.

    Đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, LĐBĐ Pháp (FFF) tin họ cần phải tạo ra trung tâm đủ quy mô để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền bóng đá. Clairefontaine ra đời với 6 sân cỏ tự nhiên, 2 sân cỏ nhân tạo, 16 phòng thay đồ, sân vận động tiêu chuẩn cỡ vừa, phòng gym, trung tâm phục hồi và 200 phòng ngủ.

    Bóng đá Pháp khuynh đảo thế giới nhờ ngôi trường Clairefontaine - Bóng Đá

    Khung cảnh Clairefontaine nhìn từ trên cao. Ảnh: FFF. 

    Người Pháp luôn nổi tiếng với khả năng kiến trúc ấn tượng. Tuy nhiên, Clairefontaine không chỉ đơn thuần là nơi phô diễn tài nghệ kiến trúc hay sức mạnh tài chính, nó là ngôi trường để bóng đá Pháp tìm ra, và đặc biệt là nuôi dưỡng và phát triển các tài năng.

    Clairefontaine là bộ não cho việc phát triển cầu thủ của bóng đá Pháp”, Houllier phân tích. Mọi đội tuyển của Pháp từ đội U15 cho đến ĐTQG sẽ tập luyện và cư trú ở đây. Đây cũng là nơi các HLV người Pháp sẽ học tập và lấy bằng huấn luyện.

    Đầu những năm 90 của thế kỷ trước và cho đến bây giờ, những đứa trẻ đặc biệt nhất của bóng đá Pháp sẽ sống và tập luyện tại đây. Houllier đóng vai trò quan trọng cho việc xây dựng quy chuẩn, cũng như tạo cuộc cách mạng trong việc đào tạo trẻ của bóng đá Pháp.

    Công việc của HLV trưởng là chuẩn bị trận đấu trong 10 ngày. Công việc của giám đốc kỹ thuật là chuẩn bị cho trận đấu trong 10 năm”, Houllier nói. Đúng 10 năm sau ngày Houllier đến và bắt đầu công việc, người Pháp đã vô địch World Cup.

    Pháp tiếp tục vô địch EURO 2000 và chính thức khẳng định sức mạnh của nền bóng đá, cũng như sự ưu việt của mô hình Clairefontaine. Howard Wilkinson, giám đốc kỹ thuật FA từng quan sát rất kỹ Clairefontaine trước khi trở về và cùng các cộng sự lập ra St George’s Park, trung tâm tại London với mô hình và tính chất tương tự vào năm 2012.

    Người Anh không phải quốc gia duy nhất muốn tạo ra Clairefontaine cho riêng họ. Francisco Filho, cựu cầu thủ Brazil từng làm việc 29 năm cho LĐBĐ Pháp, từng nói chuyện với Pep Guardiola, và được cựu cầu thủ Barca khẳng định rằng phương thức đào tạo trẻ của Clairefontaine là thứ gì đó ông sẵn sàng bắt chước.

    Đó là chuyện của người Tây Ban Nha, còn với riêng Filho, năm 2002 ông trở thành người của Manchester United sau lời mời từ Sir Alex Ferguson.

    Năm 1984, bóng đá Pháp có danh hiệu lớn cấp đội tuyển đầu tiên khi vô địch EURO. Nhiều nhà lãnh đạo Pháp tin với quy mô cũng như truyền thống bóng đá của đất nước, việc lép vế trước Đức, Anh hay Italy trong môn túc cầu giáo là điều đáng xấu hổ.

    Sau tiếng vang năm 1984, bóng đá Pháp trở lại mặt đất với các thất bại liên tục mãi cho đến năm 1998.

    Bóng đá Pháp khuynh đảo thế giới nhờ ngôi trường Clairefontaine - Bóng Đá

    Thierry Henry, Gallas hay Nicolas Anelka là 3 sản phẩm nổi tiếng đầu tiên của Clairefontaine. Ảnh: Getty. 

    Sự chuẩn bị 10 năm mà Houllier muốn nói đến bắt nguồn từ năm 1988, khi Michel Platini nắm ĐTQG và nhận thấy quá nhiều hạn chế của các cầu thủ Pháp thời bấy giờ.

    Họ mạnh mẽ về thể chất, am tường chiến thuật nhưng thiếu sự sáng tạo như chính Platini và các đàn anh nhiều năm trước. Bóng đá Pháp khi ấy không có chiến lược đào tạo nào cụ thể.

    Bí mật của người Pháp

    Khi Clairefontaine được khai trương, Houllier bắt tay vào việc và tạo ra cuộc cách mạng. Ông đưa các cậu bé 12 tuổi có năng khiếu vào Clairefontaine, nuôi dưỡng tài năng và uốn nắn tính cách của họ ngay từ lúc bắt đầu.

    Từ thứ 2 đến thứ 6, thời gian biểu cùa các cậu bé là buổi tập bóng đá, buổi học ở trường. Đến cuối tuần, họ sẽ trở về nhà và có thể làm gì tùy thích.

    Clairefontaine trở thành nơi chắp cánh ước mơ cho những cậu bé nhập cư, những cậu bé lớn lên trong những căn gác tồi tàn trong khu ổ chuột tại Paris hay các thành phố lớn khác.

    Merelle, một chuyên gia của FFF nói: “Chúng tôi nhận ra bóng đá là câu chuyện của những thứ cơ bản nhất về kỹ thuật. Một đứa nhóc không thể trở thành cầu thủ nếu nó không thể kiểm soát quả bóng hay thực hiện đường chuyền nên hồn. Các cậu bé sẽ được mài dũa các kỹ năng cơ bản cho đến khi nó trở thành bản năng thứ hai”.

    Các cầu thủ trẻ không được tập chạy hay rèn luyện thể chức. Họ luôn được học cách điều khiển trái bóng trong chân. Thành quả đầu tiên của Clairefontaine đến vào năm 1996, khi những cầu thủ có tên Thierry Henry, Gallas hay Nicolas Anelka xuất hiện.

    Tại giải U18 châu Âu, các ngôi sao trẻ của tuyển Pháp đánh bại người Tây Ban Nha dễ dàng trong trận chung kết. “Chúng tôi chuyền bóng tốt hơn họ, kỹ thuật cá nhân của các cầu thủ Pháp tốt hơn cầu thủ Tây Ban Nha”, Houllier nhớ lại.

    Ngày đó, La Masia chưa là gì so với Clairefontaine. Một năm sau, U18 Pháp tiếp tục đánh bại Bồ Đào Nha trong trận chung kết, lần này người toả sáng là Louis Saha, cũng là sản phẩm khác của Clairefontaine.

    Khi được hỏi về những HLV đã tạo ra ảnh hưởng lớn nhất đời mình, Henry không chỉ kể tên Arsene Wenger hay Pep Guardiola, Francisco Filho và Claude Dusseau - những ông thầy ở Clairefontaine - cũng được gọi tên. “Tôi không bao giờ có thể quên những bài học ở Clairefontaine”, Henry nói.

    Bóng đá Pháp khuynh đảo thế giới nhờ ngôi trường Clairefontaine - Bóng Đá

    Mbappe là sản phẩm nổi tiếng nhất hiện tại của Clairefontaine. Ảnh: FFF. 

    Nhận thấy sự ưu việt của mô hình xuất phát từ Clairefontaine, FFF bắt đầu nhân rộng phương pháp đào tạo ra các học viện và CLB khác trên toàn quốc.

    Điều đó mang lại cho họ thêm một chức vô địch World Cup nữa, tròn 2 thập niên kể từ năm 1998. Đó là thành tựu mà Brazil, Đức hay Tây Ban Nha phải ghen tỵ.

    Đầu mùa giải 2019/20, có tới hơn 100 cầu thủ Pháp chinh chiến trong top 4 giải VĐQG hàng đầu châu Âu. Pháp đã vượt qua Brazil hay Argentina để trở thành quốc gia xuất khẩu cầu thủ số một thế giới. Và ngôi trường mang tên Clairefontaine chính là hạt nhân, nơi khởi nguồn cho sự thành công của bóng đá Pháp.

    Hồng An - Zing.vn | 08:29 03/07/2020
    Chia sẻ

    Loading...